Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Công bố điều chỉnh quy hoạch địa điểm Trung tâm Điện lực Dung Quất

Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển địa điểm quy hoạch TTĐL Dung Quất.

Tại buổi lễ, ông Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đã công bố Quyết định 2612/QĐ-BCT ngày 25/7/2018 của Bộ Công Thương về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm khí điện miền Trung - địa điểm Trung tâm Điện lực (TTĐL) Dung Quất.

Theo Quyết định 2612, TTĐL Dung Quất được quy hoạch xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Nội dung điều chỉnh, bổ sung nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất III (miền Trung III) với công suất khoảng 750MW, sử dụng nhiên liệu khí từ nguồn khí mỏ Cá Voi Xanh. Tiến độ đưa vào vận hành trong từ năm 2024-2026, do EVN là chủ đầu tư, vào vị trí dự phòng thuộc địa điểm xây dựng TTĐL Dung Quất đã được quy hoạch.

TTĐL Dung Quất sẽ có ba Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp công suất khoảng 750MW/nhà máy, gồm: Nhà máy điện Dung Quất I, Dung Quất III do EVN là chủ đầu tư, vận hành năm 2023 và năm 2024-2026; Nhà máy điện BOT Dung Quất II do Sembcorp (Singapore) là chủ đầu tư vận hành năm 2024 và dự phòng diện tích để có thể phát triển thêm một nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp công suất khoảng 750MW.

Theo ông Lê Văn Lực, 3 dự án điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I, II, III và Dự án cơ sở hạ tầng dùng chung được quy hoạch tại TTĐL Dung Quất có tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD. Với tổng công suất 2.250 MW, 3 nhà máy điện tại TTĐL Dung Quất có sản lượng điện trung bình hàng năm dự kiến khoảng trên 13 tỷ kWh, sẽ góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung nói riêng và truyền tải cung cấp cho miền Nam thông qua hệ thống đường dây truyền tải 500 kV.

Việc phát triển các nhà máy điện cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, cũng như đóng góp đáng kể cho nguồn ngân sách quốc gia. Do đó, chủ đầu tư các dự án, và địa phương cần nâng cao trách nhiệm đối với việc hoàn thành các nhà máy. 

Đại diện Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và chính quyền, nhân dân khu vực có dự án tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư. Về phía EVN, cần chỉ đạo Ban Quản lý dự án điện 1 và các đơn vị liên quan lựa chọn công nghệ, có kế hoạch triển khai xây dựng dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Đại diện lãnh đạo EVN cho biết, các nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất I, II, III sử dụng công nghệ nhiệt điện tiên tiến, công suất - hiệu suất cao. EVN đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng các TTĐL lớn trên phạm vi toàn quốc. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng các sở, ban, ngành và Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất tổ chức, quản lý, triển khai dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu, đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án.

Nguồn: icon.com.vn

Chia sẻ: