Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

An toàn điện hạt nhân: Kinh nghiệm nhìn từ nước Pháp

Mạng lưới điện hạt nhân phủ khắp nơi

Trong khi không ít quốc gia khác tỏ ra lo ngại hoặc tạm dừng kế hoạch phát triển ĐHN, nước Pháp vẫn chọn cho mình hướng đi riêng. Điều này khiến không ít người đặt ra câu hỏi: Tại sao người Pháp lại có thiện cảm, không ghét bỏ ĐHN?

Nhà máy Điện hạt nhân Cattenom (Pháp).

Trên website psb.org, các chuyên gia đã phân tích rằng: Quyết định của Pháp để khởi động một chương trình hạt nhân lớn bắt đầu từ năm 1973, khi cuộc khủng hoảng về dầu mỏ ở Trung Đông nổ ra. Nước Pháp lúc đó phải đối mặt với khủng hoảng nguồn cung dầu vì hầu hết nhà máy điện đều sử dụng dầu là nguyên liệu chính. Trong khi đó, nước này lại có rất ít nguồn năng lượng tự nhiên như than, dầu mỏ… Vậy là chỉ trong khoảng 3 thập kỷ, Pháp đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ ĐHN, đồng thời cũng thu được nhiều thành tựu to lớn. Hiện Pháp có 58 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành bởi Công ty Điện lực Pháp (EDF), với tổng công suất 63,2 GWe, cung cấp 416 tỷ kWh trong năm 2014.

Theo các chuyên gia, có 3 lý do chính chứng minh cho việc người dân Pháp chấp nhận sự phát triển của ĐHN. Thứ nhất: Người Pháp khá độc lập về quan điểm nên ý nghĩ bị phụ thuộc nguồn cung năng lượng với một khu vực bất ổn như Trung Đông là rất bấp bênh. Thứ hai: Nước Pháp tin họ có đủ trình độ sở hữu những công nghệ hiện đại như ĐHN, tàu cao tốc và máy bay phản lực siêu âm. Thứ ba: Các nhà chức trách Pháp đã làm việc rất chăm chỉ để công dân của họ thấy rõ những lợi ích của năng lượng hạt nhân cũng như rủi ro mà nó có thể mang lại… Các cuộc thăm dò được thực hiện trong nhiều năm đã cho thấy, phần đông công chúng Pháp ủng hộ ĐHN. Vì thế, mạng lưới các nhà máy ĐHN trải đều khắp vùng miền của quốc gia này.

Thế hệ lò phản ứng mới

Đầu tháng 1-2015, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Môi trường Pháp Segolene Royal cho biết, Pháp cần xây dựng các nhà máy ĐHN thế hệ mới để thay thế cho các lò phản ứng cũ. Tuyên bố này của ông S.Royal được coi là tín hiệu đầu tiên cho thấy, Chính phủ Pháp sẽ vẫn coi năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong toàn ngành sản xuất năng lượng, mặc dù sản lượng ĐHN đang giảm dần để thay bằng năng lượng tái tạo.

Sau nhiều năm nghiên cứu, hiện các công ty Pháp đã giới thiệu một số công nghệ lò phản ứng hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế về ĐHN. Tiêu biểu nhất trong số này là lò ATMEA1, được Tập đoàn ATMEA phát triển. ATMEA là công ty liên doanh do AREVA và Mitsubishi Heavy Industries (MHI) thành lập năm 2007. Lò ATMEA1 là kiểu lò nước áp suất (PWR) thế hệ III với công suất 1.100-1.150MW và có tuổi thọ khai thác 60 năm. Lò được dùng cho mọi kiểu lưới điện, đặc biệt là lưới điện công suất trung bình. Trong quá trình thiết kế, lò ATMEA1 đã thừa kế các kinh nghiệm của AREVA và MHI, trong đó cả hai công ty này đã thiết kế và xây dựng tổng cộng hơn 130 lò phản ứng trên khắp thế giới.

Theo các chuyên gia, lò ATMEA1 đang nằm trong số các công nghệ được dự tuyển cho nhiều dự án nhà máy ĐHN mới. Cụ thể là đã được chọn cho dự án xây dựng nhà máy ĐHN thứ hai tại Sinop (Thổ Nhĩ Kỳ) và hiện đang được Việt Nam, Kazakhstan, Brazil và Argentina xem xét lựa chọn cho những dự án ĐHN tương lai. Đặc biệt, nhờ có các kinh nghiệm thu được sau các tai nạn lớn, nhất là lò ATMEA1 là kiểu lò đầu tiên trên thế giới đã tích hợp các bài học thu được từ thảm họa ở Fukushima tháng 3-2011, ngay từ giai đoạn thiết kế, các nhà khoa học đã đặt mục tiêu chính là bảo đảm tính vững chắc của nhà lò và khả năng sẵn sàng vận hành của các hệ thống làm mát. Theo đó, các rủi ro nguy cơ từ bên ngoài như động đất, tăng áp đột ngột sau một vụ nổ hoặc ngập lụt đã được tính tới trong thiết kế các tòa nhà chính. Tương tự, vỏ của tòa nhà bằng bê tông dự ứng lực với độ dày 1,8m được thiết kế có khả năng chống chịu sự va đập của máy bay chở khách cỡ lớn. Tất cả các thông số này cho phép bảo đảm sự vững chắc của nhà lò về lâu dài và đề phòng mọi rủi ro rò thoát các sản phẩm phóng xạ ra ngoài trong trường hợp tai nạn lớn mà không cần sơ tán dân cư quanh khu vực nhà máy.

Đầu năm 2012, Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp (ASN) đã khẳng định, các phương án an toàn của lò ATMEA1 thỏa mãn mọi khuyến nghị và thông số kỹ thuật của quy định pháp quy quốc gia. Tiếp sau đó, Cơ quan An toàn hạt nhân Canada đã đưa ra kết luận vào tháng 7-2013 rằng, lò ATMEA1 tuân thủ các đòi hỏi về an toàn hạt nhân quốc gia mới nhất.

Ông Khamsay Boutsdy - Trưởng Văn phòng đại diện Tập đoàn ATMEA tại Hà Nội: Ưu điểm của công nghệ ĐHN Pháp là thường xuyên được cải tiến, nâng cao và kiểm chứng trên cơ sở 40 năm vận hành lò phản ứng. Độ an toàn cao nhất của công nghệ Pháp trong lĩnh vực ĐHN đều được ASN (một trong số các cơ quan pháp quy an toàn hạt nhân quốc gia có uy tín quốc tế, độc lập và có năng lực nhất trên thế giới - PV) xem xét. Ngoài ra, Pháp cũng có kinh nghiệm trong hỗ trợ công tác giáo dục, công tác huấn luyện cán bộ quản lý và vận hành các nhà máy ĐHN, hỗ trợ kỹ thuật cho chuỗi cung ứng của nước sở tại. Pháp cũng có kinh nghiệm to lớn trong công nghiệp quản lý chất thải, bao gồm nhiên liệu đã qua sử dụng. Đặc biệt, chúng tôi có khả năng đề xuất các cơ chế tài chính thông qua các cơ quan Tín dụng xuất khẩu Pháp, có thể độc lập hoặc kết hợp với các nước khác.

Nguồn: hanoimoi.com.vn

Chia sẻ: