Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Khám phá cuốn sách dẫn đường chinh phục thành công

Nguồn: Internet

“7 thói quen hiệu quả” với hơn 30 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới đã trở thành một trong những cuốn sách quản trị bản thân hay nhất mọi thời đại. Stephen R. Covey, tác giả cuốn sách này, cũng được tạp chí Time vinh danh là 1 trong 25 người Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất. Covey gần như đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu và xây dựng nên một “kiệt tác” hiếm hoi trên thế giới – nền “văn hóa hiệu quả”, nơi tập trung kiến tạo những thói quen hiệu quả để đào sâu, làm giàu giá trị của mỗi con người. Xét trên góc độ sinh học, thói quen là những hành động lặp đi lặp lại trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và quá trình hình thành nên nhân cách. Vì mối tương quan sâu sắc này, sự thành công hay thất bại của mỗi người sẽ do các thói quen quyết định. Hệ thống 7 thói quen sau đây của Covey là cầu nối dẫn đến tính hiệu quả và thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Thói quen số 1: Luôn luôn chủ động

Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn, chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn nhận sự việc tích cực hoặc tiêu cực. Người chủ động sẽ không bận tâm đến những yếu tố không thể thay đổi được, mà chỉ quan tâm đến cách giải quyết vấn đề. Năng lượng tích cực sẽ luôn có ở những người chủ động, giúp họ vững vàng vượt qua các khó khăn và tự tạo ra cơ hội cho chính bản thân trong công việc và cuộc sống.

Thói quen số 2: Bắt đầu bằng đích đến

Đích đến chính là những mục tiêu xác định. Trước khi bắt đầu một công việc bất kỳ, chúng ta cần phải hiểu rõ kết quả mong muốn từ công việc đó là gì. Ví dụ như xây một ngôi nhà, chúng ta cần xác định trước ngôi nhà trông như thế nào, bao nhiêu phòng ốc, từ đó mới lựa chọn thiết kế phù hợp với mong muốn đã đặt ra. Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu trong 1 tuần, 1 tháng, 1 năm tới của mình là gì, sau đó sắp xếp công việc hàng ngày để hướng đến mục tiêu cuối cùng đó. Xác định cụ thể mục tiêu trước khi thực hiện công việc giúp chúng ta tránh “đi lạc hướng” và tránh cuốn theo những dòng xoáy bộn bề trong cuộc sống hàng ngày.

Thói quen số 3: Ưu tiên điều quan trọng nhất

Các công việc của chúng ta có thể được sắp xếp theo 4 góc phần tư: (1) việc quan trọng – khẩn cấp, (2) việc quan trọng – không khẩn cấp, (3) việc không quan trọng – khẩn cấp, và (4) việc không quan trọng – không khẩn cấp.

Sắp xếp công việc theo 4 góc phần tư và ưu tiên việc quan trọng nhất

Trong thực tế, 90% thời gian của chúng ta là dành cho góc phần tư thứ nhất (việc quan trọng – khẩn cấp). Càng tập trung ở phần tư thứ nhất, chúng ta sẽ càng bị khủng hoảng, kiệt sức và stress. Tập trung vào phần tư thứ 3 và thứ 4 sẽ không có nhiều ý nghĩa, vì dù việc có khẩn cấp hay không thì đều là việc không quan trọng. Vì vậy, tập trung nhiều thời gian vào góc phần tư thứ 2 (việc quan trọng – không khẩn cấp) là cách hiệu quả nhất và giúp chúng ta giảm được gánh nặng lên phần tư thứ nhất. Dễ nhận thấy rằng 4 góc phần tư công việc trên chính là công cụ để chúng ta quản lý thời gian một cách hiệu quả. Để ưu tiên cho những điều quan trọng, chúng ta cần sắp xếp lịch làm việc hàng tuần để kiểm soát được các công việc không khẩn cấp hoặc ủy quyền cho người khác trong một số công việc, để có thêm thời gian thực hiện những điều quan trọng nhất.

Thói quen số 4: Tư duy cùng thắng

Trên thực tế, việc nảy sinh tâm lý đố kỵ, ghen tỵ trước sự thành công của một người khác là điều bình thường. Tuy nhiên, có người sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để “dìm” người này xuống và “nâng” mình lên vì nghĩ rằng người khác thành công nghĩa là mình thất bại. Trong thực tế, cuộc sống và công việc không phải lúc nào cũng phân định kẻ thắng và người thua. Cơ hội thành công đều dành cho tất cả mọi người. Với người thành đạt, họ sẽ luôn tư duy để tìm ra cách có lợi cho cả hai bên – điều này được gọi là tư duy cùng thắng.

Thói quen số 5: Lắng nghe và thấu hiểu

Để đạt được thói quen số 4, chúng ta phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của đôi bên nhằm tìm ra giải pháp “cùng thắng”. Sẽ có lúc chúng ta bất đồng với ai đó, nhưng thay vì chờ đợi đối phương cảm thông trước, chúng ta hãy lắng nghe và thấu hiểu họ cần gì, muốn gì. “Hãy thấu hiểu trước, để rồi được thấu hiểu” là nguyên lý quan trọng nhất cho việc giao tiếp hiệu quả giữa người với người.

Thói quen số 6: Cùng tạo cách mới

Thói quen thứ 6 được hình thành từ 5 thói quen đầu tiên. Khi đã biết cách lắng nghe và thấu hiểu để tìm phương án có lợi cho đôi bên, chúng ta có thể cùng tìm ra một giải pháp ưu việt nhất. Đây chính là “cùng tạo cách mới”. Để rèn luyện thói quen này, chúng ta phải tránh việc phán xét người khác, nên nhìn vào mặt tích cực của họ để hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề, hướng đến mục tiêu chung.

Thói quen số 7: Rèn mới bản thân

Dành thời gian rèn mới bản thân giúp cho các thói quen còn lại càng trở nên hiệu quả. Đây chính là thói quen để “làm mới” 6 thói quen còn lại, giúp chúng ta dần chinh phục những thành công cao hơn, tạo thành một vòng xoắn ốc đi lên. Để rèn mới bản thân, chúng ta cần tập trung vào 4 mặt: thể chất – tinh thần – trí tuệ – quan hệ xã hội, tình cảm. Chỉ chính chúng ta mới thực hiện được mục đích của bản thân mình. Do đó, dành thời gian rèn mới bản thân chính là đầu tư vào chính mình.

Thực hiện: Nhi Đỗ

Chia sẻ: