Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Kiến nghị lựa chọn nhà thầu EPC Dự án nhiệt điện Na Dương 2

Đặc điểm chính và tầm quan trọng Na Dương 2

Theo VEA, Dự án NMNĐ Na Dương 2, công suất đặt 110 MW bao gồm 01 tổ máy (01 lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB - Một tua bin hơi -Một máy phát điện), với tổng mức đầu tư sau thuế là trên 4.000 tỷ VNĐ, (tương đương gần 200 triệu USD) theo tỷ giá tháng 7/2015 (21.800 VNĐ/USD); nguồn vốn đầu tư gồm 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn thương mại.

Đây là một trong các dự án nguồn điện nằm trong Quyết định số 2414/QĐ-TTg về việc Điều chỉnh danh mục tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013-2020 được ban hành ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án đã được Hội đồng thành viên, Chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam (TKV) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 13/8/2015. Hiện dự án đang trong quá trình lựa chọn tổng thầu EPC, dự kiến sẽ khởi công gói thầu nhà máy chính vào cuối Quý II/2016 và đưa vào vận hành thương mại vào năm 2018.

Ông Trần Viết Ngãi cho rằng, tuy không phải là dự án nguồn điện quy mô lớn nhưng Dự án NMNĐ Na Dương 2 lại có tầm quan trọng đặc biệt vì những lý do sau:

Thứ nhất: Dự án tận dụng được nguồn cung cấp than tại chỗ (Mỏ Na Dương) giảm được chi phí vận chuyển, hơn nữa đây là loại than nâu ngọn lửa dài, hàm lượng lưu huỳnh lớn, nhiệt trị thấp; chất bốc cao, nguồn than lại lộ thiên nên thường xuyên than tự cháy. Loại than này chỉ thích hợp cho các NMNĐ với công nghệ lò hơi CFB như NMNĐ Na Dương 1 và Na Dương 2 trang bị.

Thứ hai: Việc xây dựng NMNĐ Na Dương 2 đồng bộ với việc mở rộng Mỏ than Na Dương sẽ tạo thêm được công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.

Thứ ba: Từ năm 2018 trở đi, hệ thống điện quốc gia tăng thêm sản lượng điện bình quân 660 triệu kWh/năm, giảm công suất truyền tải từ các vùng khác đến lưới điện khu vực Lạng Sơn và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, góp phần đảm bảo chất lượng điện áp trong chế độ truyền tải cao, giảm tổn thất điện năng và tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, hạn chế tối đa việc mua điện của Trung Quốc.

Lựa chọn nhà thầu EPC

Nhận thức đầy đủ về địa điểm và tầm quan trọng của Dự án NMNĐ Na Dương 2 trình bày ở trên, với tinh thần trách nhiệm cao và mong muốn Dự án được thực hiện đúng tiến độ cũng như đảm bảo chất lượng cao khi đưa vào vận hành, ông Trần Viết Ngãi cho biết: VEA đã nghiên cứu kỹ và đề xuất nhà thầu EPC cho Dự án này là Liên danh Nhà thầu Marubeni - Thành Long dựa trên cơ sở các phân tích sau:

Một là: Nhà thầu Marubeni (Nhật Bản) đã thực hiện thành công quá trình xây dựng, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và đưa vào vận hành thương mại Dự án NMNĐ Na Dương 1 (2x50MW) trong các năm 2002-2005. Dự án được trang bị các thiết bị công nghệ tiên tiến: Lò hơi của Hãng SHI Nhật Bản (chế tạo theo bản quyền của Hãng Foster Wheeler Hoa Kỳ), tuabin - máy phát điện của Hãng Fuji Nhật Bản, thiết bị điện của Hãng Alstom Pháp-ABB Thụy Điển,... Sau hơn 10 năm hoạt động, đến nay Dự án vẫn vận hành tốt, ổn định, tin cậy và luôn có độ sẵn sàng cao. Trái tim của NMNĐ là lò hơi vì vậy Nhà thầu Marubeni đề xuất trang bị lò hơi CFB cho Dự án NMNĐ Na Dương 2 của Hãng Foster Wheeler Hoa Kỳ trên cơ sở các kinh nghiệm sử dụng than Na Dương đã tích lũy được để hoàn thiện việc chế tạo lò hơi CFB cho Dự án này.

Về đề xuất tài chính Nhà thầu Marubeni đã chào gói thầu EPC Dự án NMNĐ Na Dương 2 với tỷ lệ tài trợ vốn chiếm 85% giá trị của gói thầu thông qua nguồn vốn tín dụng xuất khẩu ECA của JBIC thời hạn là 13 năm với độ sẵn sàng cao.

Hai là: Tập đoàn Marubeni Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác chuyển giao công nghệ với Công ty Cổ phần Thành Long Việt Nam để thành lập Liên danh Tổng thầu EPC NMNĐ Na Dương 2. Việc hợp tác này phù hợp với chủ trương nội địa hóa của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, thể hiện tại Chỉ thị số 474/CT-TTg về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước ngày 20/4/2010; Chỉ thị số 73/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC ngày 17/5/2011; Quyết định số 1791/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế chế tạo trong nước thiết bị các NMNĐ trong giai đoạn 2012-2025 ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Marubeni dành cho Công ty Cổ phần Thành Long 40% giá trị gói thầu EPC để thực hiện nội địa hóa các hạng mục: hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống lọc bụi và khử lưu huỳnh, hệ thống nước làm mát tuần hoàn, hệ thống cung cấp dầu, hệ thống ống khói, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, trạm phân phối, máy biến áp chính, hệ thống phòng cháy chữa cháy và phần kết cấu thép của Dự án.

Công ty Cổ phần Thành Long là thành viên của VEA có đủ năng lực đảm nhận chủ trì phần nội địa hóa này: (a) Doanh thu bình quân hàng năm trên 1.000 tỷ VNĐ, (b) Nộp ngân sách Nhà nước hàng năm trên 100 tỷ VNĐ; (c) Là doanh nghiệp sản xuất cơ khí đứng thứ nhất về sản lượng cột thép cho các đường dây truyền tải điện, chuyên sản xuất các kết cấu dầm thép cho các cầu vượt chống ùn tắc giao thông trong đô thị như cầu Daewoo (Hà Nội), Cầu Lăng Cha Cả, Cầu Hoàng Hoa Thám (TP. Hồ Chí Minh); phần dầm thép cho các cầu qua sông như Cầu Nguyễn Văn Trỗi, Cầu Rồng-Đà Nẵng, Cầu Vàm Cống...; Cầu vượt nội đô cho người đi bộ và các cầu treo dân sinh theo Đề án Cầu treo 28 tỉnh miền núi của Chính phủ; (d) Từ năm 2014 đã chính thức sản xuất các cấu kiện phi tiêu chuẩn Dự án NMNĐ Thái Bình 1 (băng tải than, gian tuabin, nhà điều khiển trung tâm, nhà thi đấu), Dự án NMNĐ Vĩnh Tân 1 (hệ thống lọc bụi).... Các sản phẩm cơ khí đã được xuất khẩu sang một số nước Myanmar, Pakistan, Lào.... (e) Cơ xưởng được xây dựng và trang bị máy móc thiết bị theo công nghệ Nhật Bản; hiện có 20 chuyên gia các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippin, Ukraina, đang làm việc tại công ty; Đội ngũ kỹ sư và trên 1000 công nhân tay nghề cao.

Ba là: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để chọn nhà thầu EPC tuy phù hợp với Luật Đấu thầu nhưng ở trường hợp cụ thể của Dự án NMNĐ Na Dương 2 sẽ có những rủi ro sau:

Thứ nhất: Không đảm bảo được quy định nêu trong Quyết định số 2414/QĐ-TTg là Dự án phải đưa vào vận hành thương mại năm 2018 vì ngoài thời gian xây dựng là 3 năm còn cần thời gian để tổ chức đấu thầu chọn được nhà thầu thắng thầu, sẽ bị kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Thứ hai: Khả năng nhà thầu Trung Quốc thắng thầu do giá bỏ thầu thấp là có cơ sở vì đã xảy ra phổ biến trong đấu thầu lựa chọn nhà tổng thầu EPC các dự án nguồn điện của ta trong thời gian qua và thực tế đã dẫn đến một số hệ lụy.

Cụ thể là: (a) Với giá chào thấp nhà thầu Trung Quốc thường có lợi thế. Tuy nhiên trong quá trình thi công thì chi phí lại đội lên nhiều lần và tiến độ thường chậm trễ; (b) Giá rẻ là căn nguyên của nhà thầu Trung Quốc đưa công nghệ kém chất lượng và lao động Trung Quốc trái phép vào phục vụ dự án. Điều này đã xảy ra ở một số Dự án NMNĐ do nhà thầu Trung Quốc thực hiện gây ô nhiễm môi trường và xuống cấp nhanh chóng, việc sử dụng lao động Trung Quốc tràn lan chiếm hết công ăn việc làm lẽ ra là của kỹ sư và công nhân Việt Nam; (c) Địa điểm Nhà máy NMNĐ Na Dương 2 đặt tại tỉnh Lạng Sơn đây là tỉnh nằm trên tuyến biên giới đất liền ở phía Bắc có ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị hết sức quan trọng; khi thực hiện việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, thực hiện các chính sách an sinh xã hội... thì không thể không bàn đến vấn đề an ninh-quốc phòng trên toàn tuyến biên giới.

Kiến nghị và kết luận

Trên cơ sở các nghiên cứu và phân tích, Chủ tịch VEA khẳng định rằng: Từ quyết định sáng suốt của Chính phủ và các cơ quan hữu quan về việc cho phép chỉ định Liên danh Nhà thầu Alstom và đồng nghiệp, với chủ trương nội địa hóa cao cho Dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu do Tổ hợp Nhà thầu này đã hoàn thành xuất sắc việc xây dựng Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, VEA đã nhận ra những mối tương đồng đối với Dự án NMNĐ Na Dương 2 nên xin trình các Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét kiến nghị của Hiệp hội cho phép Liên danh Nhà thầu Marubeni - Thành Long được thực hiện chức năng Tổng thầu EPC Dự án này.

Nguồn:NangluongVietnam Online

Chia sẻ: