Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Một số ý kiến của VEA trong kết luận Thanh tra Chính phủ về EVN

PV: Thưa ông, vừa qua Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong đó có nội dung đáng chú ý là EVN đã bị lỗ do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả và vượt vốn điều lệ. Với tư cách là Chủ tịch VEA, ý kiến của ông như thế nào về kết luận trên?

Ông Trần Viết Ngãi: Trước đây khi còn là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tất cả các dự án xây dựng nguồn điện, truyền tải, phân phối… đều do Tổng công ty đầu tư. Sau này khi chuyển sang mô hình Tập đoàn trong điều lệ Chính phủ cho phép EVN hoạt động đa ngành nghề.

Những năm gần đây, Chính phủ cho phép EVN thành lập các tổng công ty gồm: 5 tổng công ty điện lực, 3 tổng công ty phát điện và 1 tổng công ty truyền tải điện. EVN là công ty mẹ, các tổng công ty này là công ty con. Tuy cả hai đều có tư cách pháp nhân, nhưng trong quá trình huy động vốn vay cho các dự án, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước không chấp nhận cho các công ty con được vay vốn mà yêu cầu phải là công ty mẹ.

Trong nhiều năm qua, EVN đã xây dựng rất nhiều dự án các nhà máy phát điện và các dự án đường dây và trạm từ 500 kV trở xuống, EVN thường xuyên cần một lượng nguồn vốn rất lớn.

EVN đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, chủ yếu là vốn vay, trong đó có nguồn ODA của Chính phủ, vốn EVN tự vay trong và ngoài nước, vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp… các nguồn vốn đó đều do EVN trả nợ. Do vậy, trong 121.000 tỷ đồng thì EVN trực tiếp đầu tư xuống công ty con trên 49.000 tỷ đồng, đồng thời cho các công ty con vay trên 70.000 tỷ đồng để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh điện… như vậy hiểu rằng, việc đầu tư trên là đầu tư trong ngành điện chứ không phải là đầu tư ngoài ngành điện. Các công ty con vay thì các đơn vị này phải có trách nhiệm trả lãi và gốc cho EVN để thực hiện thanh toán nợ.

Còn các khoản đầu tư ngoài ngành trong đó có chứng khoán, ngân hàng, EVN Telecom… khoảng 2.107 tỷ đồng trước đây chiếm khoảng 2,7% tổng vốn của EVN. Việc đầu tư này không trái với quy định trong điều lệ khi Chính phủ cho chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn. Ở đây, EVN cần phải rút kinh nghiệm trong việc đầu tư ra ngoài ngành để bị lỗ. Có thể thấy, EVN lỗ ở đây chủ yếu là hoạt động của EVN Telecom do chọn sai công nghệ. Năm 2012, Chính phủ có chủ trương giao cho các tập đoàn, trong đó có EVN phải thoái vốn ra khỏi ngành nghề chính của mình. Hiện EVN đang tiến hành thoái vốn và theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ hoàn thành.

PV: Ông đánh giá như thế nào về kết luận của cơ quan thanh tra trong việc xây dựng biệt thự, nhà chung cư, sân tennis… Liệu chi phí đầu tư những hạng mục này có hạch toán vào chi phí giá thành sản xuất điện?

Ông Trần Viết Ngãi: Việc xây dựng các nhà máy điện có công suất lớn hầu hết được xây dựng cách xa khu dân cư, thành phố, đô thị. Các nhà máy điện có số lượng lớn các cán bộ, công nhân viên, chuyên gia làm việc. Mặt khác, việc vận hành một nhà máy điện mang tính đặc thù rất cao, cán bộ, công nhân phải làm việc 3 ca 4 kíp, mỗi lần thay ca là cả trăm người, do đó, không thể để cán bộ công nhân viên ở ngoài khu vực nhà máy. Tuy rằng, quy định về quản lý đầu tư của Chính phủ không nêu cụ thể danh mục khu quản lý, vận hành sửa chữa, nhà công vụ, nhưng trong thực tế, việc phải xây dựng văn phòng làm việc, nhà ở, xưởng sửa chữa là hết sức cần thiết không chỉ ở EVN mà ở các công trình điện tại các quốc gia trên thế giới đều làm như vậy.

Khi các công ty tư vấn lập các hạng mục nêu trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó có việc xây dựng văn phòng làm việc, nhà biệt thự cho chuyên gia. Do điều kiện vận hành nhà máy nhiệt điện trong môi trường khắc nghiệt (khói bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng của điện từ trường… ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên), việc xây dựng sân tennis, hoặc một số công trình thể dục thể thao là rất cần thiết. Tất cả các hạng mục đó đều nằm trong khuôn viên của nhà máy điện và được địa phương cấp đất. Kinh phí xây dựng được trích từ nguồn khấu hao cơ bản, trích từ lợi nhuận sau thuế chứ không phải hạch toán vào giá thành điện.

Thực tế đã cho thấy, chậm tiến độ là do công tác chuẩn bị đầu tư (do vướng cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư của chúng ta còn nhiều bất cập, chồng chéo), còn tính từ khởi công dự án đến ngày vận hành phát điện, các dự án của EVN đều đạt và vượt tiến độ. Do vậy không làm ảnh hưởng tăng chi phí đầu tư các dự án.

PV: Kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc EVN đã chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án đã hoàn thành và đang hoạt động đã làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011 với số tiền là 223,9 nghìn tỷ đồng. Theo ông, vấn đề này đúng hay sai?

Ông Trần Viết Ngãi: Hàng năm EVN đầu đầu tư rất lớn để xây dựng nguồn và lưới điện lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trong khi việc thu xếp vốn của EVN để xây dựng nguồn và lưới điện gặp hết sức khó khăn và hạn chế. Kể cả vốn vay và phát hành trái phiếu không đảm bảo với khối lượng cần thanh toán các dự án. Vì vậy, từ năm 2010-2011, EVN đã giao cho một số đơn vị ứng vốn sản xuất để giải quyết thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng với số tiền là 1.609 tỷ đồng. Sau khi phát hành trái phiếu thì EVN đã hoàn trả lại vốn tạm ứng đã nêu trên. Số tiền lãi từ trái phiếu là 223,9 nghìn tỷ đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Vì vậy, không làm tăng chi phí sản xuất điện.

PV: Theo kết luận của Thanh tra, năm 2011 EVN đã giao chỉ tiêu kinh doanh lỗ cho các công ty thành viên. Điều này nên hiểu như thế nào thưa ông?

Ông Trần Viết Ngãi: Năm 2010, 2011 là hai năm nhu cầu phụ tải của cả nước tăng cao, hạn hán và nắng nóng kéo dài, các hồ thủy điện cạn nước, đặc biệt là các tỉnh, thành khu vực miền Nam - Các nhà máy thủy điện đều giảm công suất lớn. Trước tình hình đó, buộc EVN phải vận hành các nhà máy điện chạy bằng dầu, tập trung ở khu vực miền Nam, dẫn tới EVN lỗ 12.000 tỷ đồng. Đây có thể hiểu rằng, EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị để các đơn vị phấn đấu, giảm lỗ so với kế hoạch thực hiện.

PV: Đối với công tác triển khai các dự án điện, cũng theo kết luận của cơ quan thanh tra, từ năm 2005-2012 EVN đã và đang đầu tư 42 dự án điện với tổng vốn đầu tư trên 425.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án chậm tiến độ dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện, tăng chi phí đầu tư cho các dự án. Ông có ý kiến như thế nào về điều này?

Ông Trần Viết Ngãi: Phải nói rằng, trong nhiều năm qua, EVN đã xây dựng được rất nhiều nhà máy thủy điện và nhiệt điện, đặc biệt là thực hiện quyết định 797 của Thủ tướng Chính phủ giao cho EVN làm chủ đầu tư xây dựng hàng chục dự án thủy điện bằng hình thức chỉ định thầu giao cho các nhà thầu trong nước thực hiện. Việc này EVN đã hết sức khẩn trương lập quy hoạch, khảo sát thiết kế. Chính phủ cho phép vừa thiết kế, vừa thi công, cùng với việc tìm mọi cách để thu xếp vốn đảm bảo cho hàng chục dự án thủy điện được hoàn thành trong thời hạn 3-4 năm, vượt tiến độ Chính phủ quy định, đã tăng thêm một lượng nguồn điện khoảng 6.000 MW, làm lợi cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó có việc sử dụng các thiết bị cơ khí trong nước chế tạo, chỉ nhập khẩu các thiết bị chính như: tua bin, máy phát, hệ thống điều khiển... Việc chậm tiến độ 20 dự án không ảnh hưởng gì tới sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là việc cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và đời sống xã hội.

Việc chậm tiến độ chủ yếu là do không thu xếp được vốn đầu tư và khó khăn trong giải phòng mặt bằng. Thực tế đã cho thấy, chậm tiến độ là do công tác chuẩn bị đầu tư (do vướng cơ chế, chính sách, trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư của chúng ta còn nhiều bất cập, chồng chéo), còn tính từ khởi công dự án đến ngày vận hành phát điện, các dự án của EVN đều đạt và vượt tiến độ. Do vậy không làm ảnh hưởng tăng chi phí đầu tư các dự án.

PV: Theo ông, thanh tra nêu rất nhiều vấn đề tồn tại của EVN thì EVN cần phải nhìn nhận, tiếp thu, khắc phục, sửa chữa như thế nào?

Ông Trần Viết Ngãi: Rất nhiều vấn đề Thanh tra Chính phủ kết luận, theo tôi, EVN cần xem xét kỹ những vấn đề gì còn tồn tại, còn khuyết điểm sớm có đánh giá, kiểm điểm, làm rõ và giải trình với Thanh tra Nhà nước, còn những vấn đề thiếu sót thuộc trách nhiệm của mình thì tìm mọi cách để khắc phục. Vấn đề rất mừng trong những vấn đề kết luận của Thanh tra thì không đề cập đến vấn đề gây thất thoát, tham nhũng.

Mặt khác, trong hạch toán giá thành sản xuất điện từ truyền tải, phân phối, EVN cần phải tính toán một cách minh bạch và phải công bố thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ việc lỗ lãi hàng năm của EVN. Từ đó tạo sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân.

PV: Mục đích của công tác thanh tra là để phát hiện những sai sót, khuyết điểm nhưng đồng thời cũng cần phát hiện những thành tích, ưu điểm của EVN. Điều đó nên hiểu thế nào?

Ông Trần Viết Ngãi: Theo tôi, Thanh tra Chính phủ khi tiến hành thanh tra các doanh nghiệp thì nên làm rõ cả hai mặt ưu và khuyết điểm để doanh nghiệp khắc phục và phát huy. Với EVN, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ nêu nhiều những khuyết điểm, tồn tại trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với một tập đoàn lớn, hoạt động mang tính đặc thù cao, phải hoạt động liên tục 24/24h, đối với các nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối điện không được ngừng bất kỳ 1 giây nào. Việc tăng trưởng điện năng cao, trong đó sức ép đầu tư lớn kể cả nguồn điện và lưới điện, EVN phải tập trung một lượng lớn CBCNV để thực hiện các dự án đó. Người ta có câu 'làm nhiều thì sai nhiều' để nói lên rằng EVN không thể tránh khỏi các khuyết điểm.

Ở đây cũng cần đề cập đến những thành tích, những mặt tốt của EVN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để phát huy ngày càng tốt hơn, nên nhìn lại quá khứ một chút. Từ năm 1992 trở về trước cả nước chỉ có 8.000 MW, sau 20 năm hoạt động, EVN đã đầu tư xây dựng được rất nhiều dự án nguồn và lưới điện, hiện nay, nguồn điện đã tăng lên khoảng 28.000 MW, cộng với việc xây dựng hoàn thành hàng trăm nghìn km đường dây, hàng nghìn trạm biến áp 500 kV trở xuống trong cả nước. Trong sự nghiệp đổi mới và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ngày càng lớn mạnh EVN đã làm tròn nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao đó là luôn luôn đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân… Đây là nhiệm vụ chính trị hết sức to lớn.

Mặt khác, trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản... của mình, EVN đã làm lợi cho đất nước nhiều nghìn tỷ đồng. Ví dụ như Nhà máy thủy điện Sơn La, hoàn thành trước thời hạn 3 năm đã làm lợi cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng, và rất nhiều dự án khác, kể cả nguồn và lưới điện. Trong đó điển hình là đường dây siêu cáp áp 500kV Bắc - Nam dài 1.567km, công trình đáng lẽ ra phải làm trong 8 - 9 năm, nhưng ở đây chỉ xây dựng trong 2 năm hoàn thành công trình. Từ tháng 4 năm 1994, miền Nam đã được cấp điện từ miền Bắc vào bằng đường dây này.

Tiếp theo đó EVN xây dựng đường dây 500kV mạch 2 Bắc - Nam, cả hai đường dây này hàng ngày đã truyền tải vào miền Nam một lượng điện khoảng 3.000 MW, đây là một khâu đột phá lớn để cho sự nghiệp đổi mới phát triển nền kinh tế đất nước thực hiện một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc giảm tổn thất điện năng và tiết kiệm điện, những năm trước đây, tổn thất điện năng ở mức 17%-18%, nay chỉ còn 9%, tiết kiệm điện hàng năm cũng đạt được hàng tỷ kWh, riêng 9 tháng đầu năm 2013 đã tiết kiệm được trên 2 tỷ kWh, riêng những vấn đề này cũng làm lợi được hàng chục nghìn tỷ đồng... Một số ví dụ nêu trên là những thành tích cần được khích lệ.

PV: Xin cảm ơn Chủ tịch!

NGUYỄN TÂM (Thực hiện)

NangluongVietnam.vn

Chia sẻ: