Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Thực hiện các dự án lưới điện cấp bách: Không bắc nước chờ gạo

Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVNNPT Đặng Phan Tường kiểm tra tiến độ thi công đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho vị trí kéo dây vượt đường do Công ty CP Sông Đà 11 thực hiện. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn

Bốn dự án lưới điện cấp bách: Đường dây 500kV Duyên Hải-Mỹ Tho, Trạm biến áp 500kV Mỹ Tho và đấu nối, đường dây 220kV Cầu Bông-Hóc Môn- nhánh rẽ Bình Tân và Cầu Bông-Đức Hòa đang được Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) triển khai ở miền Tây Nam bộ cũng không nằm ngoài khó khăn trên. Tuy nhiên, với trách nhiệm Chủ đầu tư, lãnh đạo EVNNPT đã sát cánh cùng Ban QLDA các công trình điện miền Nam, các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát để bám sát tiến độ, không “bắc nước chờ gạo”.

Dự án Công trình đường dây 500kV Nhiệt điện Duyên Hải-Mỹ Tho (Tiền Giang) xây dựng nhằm truyền tải công suất của Trung tâm Điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) vào hệ thống điện quốc gia, được khởi công từ tháng 6-2014. Sau 15 tháng thi công, đến nay đã đào móng xong 233/241 vị trí và 7 vị trí còn lại đang được thi công; dựng xong 185/241 vị trí và đang dựng tiếp 13 vị trí; công tác kéo dây cũng đã được tiến hành ở một số đoạn đã hoàn tất việc đền bù. Theo Ban QLDA các công trình điện miền Nam, ở dự án này hiện còn vướng đền bù ở vị trí 128 thuộc huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), đơn vị thi công đã đúc bê thông lót từ năm 2014, nhưng chủ đất đã ngăn cản không cho thi công tiếp do chưa đồng ý giá đền bù theo đơn giá bồi thường đất ruộng, mà yêu cầu được đền bù theo đơn giá đất thổ cư (mặc dù trên thực tế là đất ruộng). Tại vị trí 187, là móng néo hãm vượt sông, đơn vị thi công đã đóng cọc được ¾ số lượng cọc nhưng do nền đất yếu nên đã gây ảnh hưởng đến hộ dân xung quanh, 17/20 hộ dân đã nhận tiền đền bù từ thiệt hại do đóng cọc, còn 3 hộ yêu cầu đền bù giá quá cao nên chưa thương lượng được. Cũng như vây, vị trí 196 chưa thi công được do các hộ dân chưa nhận tiền đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng để thi công.

Công nhân Công ty TNHH MTV  Xây lắp Điện 4 thi công kéo dây. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn

Trạm biến áp 500/220kV Mỹ Tho và đấu nối có tổng công suất 2x900 MVA, giai đoạn 1 thi công lắp 1 máy biến áp 900 MVA (tổ hợp 03 tổ máy đơn pha 300 MVA) và xây dựng hơn 4 km đường dây đấu nối 500kV và 220kV (đấu nối thông qua đường dây  500kV Nhà Bè - Ô Môn, đường dây 220kV Phú Lâm - Cai Lậy 1, 2 và đường dây 220kV Phú Mỹ - Cai Lậy), thi công tháng 12-2013, đến nay đã cơ bản hoàn thành phần xây dựng, đang thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị, hoàn thiện và thi công hệ thống PCCC; phần đấu nối đã thi công móng xong 19/20 vị trí, dựng cột xong 14 vị trí, vị trí còn lại chờ cắt điện để tiếp tục thi công phần dựng cột.

Đường dây 220kV Cầu Bông-Hóc Môn- nhánh rẽ Bình Tân (khởi công tháng 2-2014) đã đào đúc móng xong 45/59 vị trí; dựng cột 38/59 vị trí và kéo dây được 1,5km/15,97km. Đường dây 220kV Cầu Bông-Đức Hòa (khởi công tháng 12-2013) đã đào đúc xong móng 43/43 vị trí, dựng xong 41/43 vị trí trụ và kéo dây được 2,2km/13,2km. Vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng ở 2 dự án này là do TP Hồ Chí Minh ban hành được cách tính giá đất nông nghiệp.

Bốn dự án trên đều là công trình cấp bách, có vai trò rất quan trọng để truyền tải nguồn điện từ Trung tâm Điện lực Duyên Hải hòa vào hệ thống điện quốc gia, cung cấp điện cho phụ tải khu vực của dự án, Thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm phụ tải lân cận, tạo mối liên kết ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Trạm biến áp 500kV Mỹ Tho và đấu nối xây dựng nhằm tiếp nhận và truyền tải phần lớn năng lượng điện của nhà máy điện Duyên Hải lên hệ thống điện Quốc gia thông qua đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho đồng bộ với dự án; tiếp nhận trao đổi năng lương điện với nguồn điện lớn sẽ được xây dựng trong khu vực, nâng cao tính ổn định cấp điện tin cậy, đảm bảo cung cấp điện phục vụ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội cho miền Tây Nam bộ.

Công nhân Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 2 thi công phần móng cọc  đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn

Do tính cấp bách và tầm quan trọng của dự án, Thủ tướng Chính phủ đã có 2 công điện về việc giải quyết vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng các công trình đường dây 220kV đấu nối sau trạm biến áp 500kV Cầu Bông. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu  Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Sở, ban ngành và các cấp chính quyền địa phương có liên quan khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc về khảo sát, thẩm định, phê duyệt giá bồi thường; phê duyệt chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trong hành lang an toàn và phương án bồi thường của các dự án đường dây 220 kV: Cầu Bông – Hóc Môn – rẽ Bình Tân, Cầu Bông – Đức Hòa để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư; Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Tập đoàn phối hợp.

Qua thực tế triển khai các dự án lưới điện truyền tải, lãnh đạo EVNNPT đã xác định được sự chậm trễ của việc thi công các dự án lưới điện (nếu có) đều xuất phát từ những bất cập trong chính sách về đất đai giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh với trung ương còn chưa đồng bộ nhất là trong lĩnh vực đền bù giải tỏa khi người dân bị thu hồi đất. Cơ quan có thẩm quyền quy định về giá đất lại thường xuyên thay đổi nâng giá theo quy luật, theo thời gian và giá biến động ngoài thị trường làm cho tình trạng giá đất không ổn định. Mặc dù, để việc xây dựng bảng giá đất sát với thực tế ở từng địa phương khác nhau, tại Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 8-1-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra so với giá thị trường còn chênh lệch quá lớn, giá thực tế ở nhiều khu vực cao hơn nhiều so với giá quy định của Nhà nước. Cũng như vậy, giá đền bù tài sản trên đất chênh lệch quá cao giữa bên đền bù và bên được đền bù. Điều này đã trở thành lực cản lớn trong thỏa thuận với người dân. Đơn cử, vị trí móng cột 196 nằm ngay bên bờ sông Tiền, thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Sầu riêng khi được giá, lên đến 100 nghìn đồng/kg, trong khi riêng một vị trí móng cột, đơn vị thi công đã phải chặt từ 188-190 gốc sầu riêng. Theo người dân cho biết, do áp dụng khoa học kỹ thuật, nên trồng cây sầu riêng được thu hoạch quanh năm, mỗi gốc sầu riêng thu hoạch được khoảng 10 triệu đồng/năm. Vì vậy, các hộ dân yêu cầu được bồi thường từ 12-15 triệu/ cây, trong khi đó đơn giá quy định chỉ từ 1,5-2 triệu đồng/cây. Theo báo cáo, Dự án lưới điện này có 18 vị trí cột đi qua vườn sầu riêng.

Công nhân Công ty Truyền tải Điện 4 kiểm tra, nghiệm thu thiết bị dây dẫn. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn

Chủ tịch HĐTV EVNNPT Đặng Phan Tường đã yêu cầu Ban QLDA các công trình điện miền Nam, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát phải xác định  những khó khăn để phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương còn vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng. Trong thời gian chờ chính quyền các địa phương có biện pháp hữu hiệu, các đơn vị phải tranh thủ thời điểm cắt điện để tập trung thi công những phần vị trí chưa thi công được do ảnh hưởng từ các đường dây đang mang tải, như: Cắt điện đường dây 220kV Phú Mỹ- Nhơn Trạch-Cai Lậy và Mỹ Tho-Cai Lậy để dựng cột dưới các đường dây 220kV hiện hữu và đấu nối tạm trả tuyến hiện hữu; cắt điện đường dây 500kV Nhà Bè-Ô Môn để dựng cột và đấu nối chính thức vào TBA 500kV Mỹ Tho; cắt điện đường dây 500kV Nhà Bè-Ô Môn để đấu nối chính thức vào TBA 500kV Mỹ Tho; cắt điện đường dây 220kV Long An-Cai Lậy để đấu nối chính thức vào TBA 500kV Mỹ Tho…; Công ty Truyền tải điện 4 phải sẵn sàng để tiếp nhận TBA và các đường dây để khi các công trình hoàn thành sẽ đưa ngay vào vận hành. Các đơn vị từ Ban QLDA đến đơn vị thi công phải khắc phục khó khăn để hoàn thành các dự án đúng tiến độ, nhằm đảm bảo hiệu quả và tính chất cấp bách của các dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: icon.com.vn

Chia sẻ: