Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Sắc thu bình yên trên các công trình Thủy điện TV2

 Thủy điện Đăk R'Tih

Nằm trên địa bàn huyện Đak R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Đây là dự án do TV2 thiết kế, Tổng công ty Xây dựng Số 1 (CC1) làm chủ đầu tư, và khởi công xây dựng vào tháng 6/2007, chính thức hòa lưới điện quốc gia vào tháng 8/2011, với công suất lắp đặt là 144 MW. Nhà máy thủy điện Đăk R'Tih sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai và các sông suối khác trong vùng, chia thành 2 bậc thủy điện: bậc trên là nhà máy thủy điện ĐăkR'Tih -1 có diện tích hồ chứa là 11,08 km2, với công suất 82 MW. Bậc dưới là nhà máy thủy điện ĐăkR'Tih-2 có diện tích hồ chứa là 0,166 km2, với công suất là 62 MW. Lượng điện sản xuất ra được truyền từ nhà máy thủy điện bậc dưới lên nhà máy thủy điện bậc trên bằng đường dây truyền tải dài 4,5 km, AC330-220 KV. Và từ nhà máy thủy điện bậc trên đến trạm biến áp Đắk Nông bằng đường dây truyền tải dài 3,4 km mạch đơn 500 KV. Từ đây sẽ đấu nối vào lưới điện Quốc gia.


 
Nhóm kỹ sư TTĐ và Khảo sát trên đập tràn tự do của Thủy điện Đak R’tih 1

Cụm thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và Đồng Nai 5

Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 nằm trên thượng nguồn sông Đồng Nai, thuộc địa phận huyện Đắk Glong (tỉnh Đắc Nông) và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Công suất thiết kế là 180 MW, sản lượng điện hàng năm là 607 triệu kWh, do TV2 làm đơn vị tư vấn chính cho dự án từ lúc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đến giai đoạn lập Bản vẽ thi công và giám sát tác giả. Dự án đã khởi công xây dựng từ tháng 12/2004, và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã bấm nút chính thức phát điện tổ máy số 1 đưa Thủy điện Đồng Nai 3 hoà lưới điện Quốc gia vào ngày 8/1/2011.

Thủy điện Đồng Nai 3 xả nước 1 cửa trong tháng 10/2014

Các kỹ sư Khảo sát của Xí nghiệp Khảo sát Miền Nam đang đo đạc trên đập tràn thủy điện Đồng Nai 4

Một trong các động tác hiệu lệnh của việc đo đạc

Căn thước đo

Ông Trần Quang Lâm (thứ hai từ phải sang) - Phó Tổng Giám đốc TV2 cùng các kỹ sư trở lại nhà máy thủy điện Đồng Nai 3

Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3

Nhà máy Thuỷ điện Đồng Nai 4 nằm trên địa phận huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và  huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và TV2 là đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế chính cho dự án. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất thiết kế là 340MW (2x170MW), tổ máy số 1 chính thức phát điện vào ngày 28/03/2012. Tổ máy số 2 phát điện vào ngày 16/06/2012. Nhiệm vụ chính của nhà máy là cung cấp lên lưới điện quốc gia sản lượng điện trung bình 1.109 triệu kWh/năm. Ngoài ra, còn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu đồng thời tạo đà phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Thủy điện Đồng Nai 4 xả nước 1 cửa vào tháng 10/2014

Dự án Thủy điện Đồng Nai 5 hiện đang trong giai đoạn xây dựng, gồm 2 Tổ máy có tổng công suất 150MW, do TV2 làm thiết kế chính, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) làm Chủ đầu tư. Dự án chính thức được khởi công vào cuối năm 2012 tại địa bàn xã Đăk Sin (tỉnh Đăk Nông) và một phần đất thuộc tỉnh Lâm Đồng. Theo ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Ban Điều hành  Tổng thầu Dự án, điểm đặc biệt của dự án Nhà máy này là được thừa hưởng nguồn nước từ nhà máy Đồng Nai 3 và 4, nên việc tích nước lòng hồ đơn giản hơn, ít ảnh hưởng đến việc di dân và không mất nhiều diện tích đất canh tác. Đây là công trình nhà máy sau đập, với 2 đường ống áp lực dài khoảng 30m nối liền với Cửa nhận nước để dẫn nước vào Turbine mà không cần phải đào hầm làm tuyến ống áp lực.

Các kỹ sư TV2 trên công trường Thủy điện Đồng Nai 5 đang xây dựng

Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận được đặt trên địa phận tỉnh Bình Thuận, có công suất 300 MW. Hồ chứa nằm trên 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, được khởi công xây dựng vào năm 1997, đưa vào vận hành vào năm 2001. Trong đó, đáng chú ý là đập đá đổ lõi giữa của đập thủy điện Hàm Thuận cao 94m, là đập đá đổ cao thứ hai tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đường hầm có đường kính trên 7m cho công trình này.

Quang cảnh nhà máy thủy điện Hàm Thuận

Cửa nhận nước Công trình Thủy điện Hàm Thuận

Nhà máy thủy điện Đa Mi, là nhà máy bậc thang dưới của Nhà máy thủy điện Hàm Thuận, cách 10 km về phía hạ lưu, nằm ở huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Khởi công xây dựng năm 1997, và khánh thành đưa vào sử dụng năm 2001, với công suất 175 MW gồm 2 tổ máy. Nước qua tuabin nhà máy thủy điện Đa Mi được xả xuống sông Đa Mi để chảy trở lại sông La Ngà, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, môi trường một vùng rộng lớn thuộc tỉnh Bình Thuận, nơi mà lượng mưa hằng năm vào loại ít nhất Việt Nam. Nguồn vốn xây dựng công trình này là do JIBIC (nay là JICA- Nhật Bản) tài trợ thông qua hiệp định vay vốn giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.

Trở lại Nhà máy Thủy điện Đa Mi tháng 10/2014

Cửa nhận nước Công trình Thủy điện Đa Mi

Thủy điện Đại Ninh

Nhà máy Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng gồm 2 tổ máy, tổng công suất là 300MW, được khởi công xây dựng năm 2004 với vốn đầu tư là 445 triệu USD (từ nguồn ODA Nhật Bản). Nhà máy có đường hầm dẫn nước dài 11.373m, và lần đầu tiên ở nước ta, thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới đã được áp dụng để thi công đào hầm xuyên núi do TV2 thiết kế. Công trình chính thức hòa lưới điện quốc gia tổ máy thứ nhất vào tháng 1/2008. Ngoài việc bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia, nước xả từ thủy điện Ðại Ninh còn phục vụ cho thủy điện Bắc Bình với công suất khoảng 33 MW và cung cấp luợng nước đáng kể cứu cho hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp có nguy cơ sa mạc hóa ở huyện Bắc Bình và Bắc thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).

Quang cảnh Nhà máy Thủy điện Đại Ninh và đường ống thủy lực

Thủy điện Thác Mơ mở rộng

Thủy điện Thác Mơ mở rộng nằm trên thượng nguồn sông Bé tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, là dự án do TV2 lập Thiết kế Kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu. Ngày 5/7/2014, công trình chính thức được khởi công xây dựng. Đây là phần mở rộng của công trình Thác Mơ (TV2 cũng được chỉ định làm tư vấn chính cho một số giai đoạn quan trọng), nhằm nâng công suất thủy điện Thác Mơ từ 150 MW lên 225 MW, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm. Công trình hiện đang thi công dưới sự giám sát của liên danh giữa TV2 và đối tác lâu năm J-POWER /Nippon Koei (Nhật Bản).

Các kỹ sư TV2 đang kiểm định cân tại phòng thí nghiệm hiện trường của Thủy điện Thác Mơ mở rộng.

Một buổi họp của các kỹ sư TV2 tại văn phòng công trường Thủy điện Thác Mơ Mở rộng

Kỹ sư TV2 khảo sát móng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ mở rộng

Hai đơn vị liên danh giám sát là TV2 và J-POWER đang trao đổi với đơn vị chủ đầu tư trên công trường Thác Mơ mở rộng

Trên đây chỉ là một vài công trình tiêu biểu mà đoàn công tác TV2 có dịp trở lại, trong bức tranh hơn 50 dự án thủy điện có quy mô từ vừa đến lớn và hàng chục dự án thủy điện nhỏ khác mà TV2 đã tham gia trong suốt 30 năm qua. Các kỹ sư TV2 vẫn đang miệt mài với những dự án thủy điện hiện hữu, quyết tâm đảm bảo tiến độ và chất lượng đã cam kết, đồng thời tích cực nghiên cứu tham gia những loại hình dịch vụ mới, tiếp tục thắp sáng niềm tin vào Thương hiệu TV2 trên các công trình điện.

Bài: Xuân Nghĩa (Tổng hợp)

Ảnh: Xuân Nghĩa
 

Chia sẻ: