Cổng nổ hũ phổ biến nhất - Top 10 bảng xếp hạng nổ hũ

Nga nỗ lực giành lấy “miếng bánh” lớn hơn trong thị trường LNG Châu Á

Nguồn: internet

Triển vọng cạnh tranh của Nga trong cuộc đua xuất khẩu LNG

Đại dịch Covid-19 và những nỗ lực ngày càng lớn để hướng đến mục tiêu trung hòa cacbon đã khiến các nhà dự báo phải điều chỉnh ngay các giả thiết của họ về nhu cầu dầu dài hạn trên toàn cầu. Mặc dù vậy, họ có chung sự đồng thuận về sự tăng trưởng về nhu cầu khí đốt ở Châu Á và các khu vực khác vẫn đem lại triển vọng về tiêu thụ khí đốt lớn.

Trong Kịch bản về Các chính sách đã Tuyên bố (Stated Policies Scenario) mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ hơn 4.000 tỷ m3 vào năm 2019 lên 4.600 tỷ m3 vào năm 2030 và 5.200 tỷ m3 vào năm 2040, chủ yếu do sự tăng vọt về nhu cầu sử dụng ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Tập đoàn dầu khí Shell cũng nhận thấy nhu cầu LNG gần như sẽ tăng gấp đôi, lên đến 700 triệu tấn vào năm 2040, khi các nền kinh tế ở Châu Á sử dụng khí đốt để thay thế than và các loại nhiên liệu khác trong ngành điện.

Nga đang nỗ lực phát triển các dự án xuất khẩu LNG đúng tiến độ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này, nhưng đồng thời cũng quan ngại về sự cạnh tranh trên thị trường và sự chậm lại của nhu cầu khí đốt sau năm 2040 do sự phát triển của năng lượng tái tạo. Trong lộ trình đề ra, Chính phủ Nga nêu rõ giá khí thấp và trữ lượng khí đốt dồi dào của Nga (được công ty dầu khí Anh (British Petroleum – BP) ước tính khoảng 38.000 tỷ m3) và xem Qatar, Úc và Mỹ là những đối thủ chính trong cuộc chạy đua xuất khẩu LNG. Nga ước tính có thể cung cấp LNG vào thị trường thế giới với giá 3,7-7,0 USD/triệu Btu. Theo chia sẻ của Richard Gorry, giám đốc điều hành hãng tư vấn JBC Energy Châu Á tại Singapore: “Con số này cao hơn giá của Qatar, nhưng vẫn hấp dẫn hơn so với hầu hết các đối thủ khác”. “Ví dụ: theo cơ sở tính toán giá chung cho LNG của Mỹ là theo giá Henry Hub cộng 15% phí vận chuyển nội địa. Giá Henry Hub rất thấp, vào khoảng 2,6 USD/triệu Btu, nghĩa là giá bán hòa vốn sẽ khoảng 6 USD (trước khi vận chuyển bằng tàu biển)”.

Hàng loạt các dự án hóa lỏng khí được đầu tư phát triển tại Nga trong 2 thập kỷ tới

Công suất hóa lỏng khí của Nga hiện đạt khoảng 27 triệu tấn/năm, trong đó đóng góp chủ yếu là nhà máy Sakhalin LNG ở vùng Viễn Đông của tập đoàn Gazprom với công suất 9,6 triệu tấn/năm và nhà máy Yamal LNG ở Bắc Cực của tập đoàn Novatek với công suất 16,5 triệu tấn/năm. Tập đoàn Novatek hiện cũng đang điều hành nhà máy Kryogas-Vysotsk ở tây bắc LB Nga với công suất 0,66 triệu tấn/năm.

Hình 1. Nhà máy Yamal LNG của tập đoàn Novatek (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, có hàng chục dự án quy mô vừa và lớn đang ở các bước khác nhau của giai đoạn lập kế hoạch và triển khai. Nhưng Chính phủ Nga thừa nhận rằng có nhiều yếu tố bất định về thời gian hoàn thành và tính khả thi của các dự án. Theo kịch bản cao, Chính phủ Nga dự báo công suất sản xuất đến 65 triệu tấn vào năm 2024, 102,5 triệu tấn vào năm 2030 và 140 triệu tấn vào năm 2035. Còn theo kịch bản thấp, sản lượng cung cấp chỉ đạt được 46 triệu tấn vào năm 2024, 63 triệu tấn vào năm 2030 và 80 triệu tấn vào năm 2035.

Tập đoàn Novatek dự kiến sẽ đưa vào vận hành dây chuyền LNG số 4 tại nhà máy Yamal vào cuối năm 2021. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng, vì lần đầu tiên Novatek ra mắt công nghệ hóa lỏng khí theo các giai đoạn, có tên gọi là Arctic Cascade do chính tập đoàn tự phát triển. Cho đến nay, Nga vẫn đang sử dụng các công nghệ hóa lỏng khí tương tự của nước ngoài. Dự án vốn được dự kiến đưa vào vận hành thử nghiệm trước cuối năm 2019, nhưng phải tạm hoãn vì đại dịch Covid-19 và các vấn đề phức tạp trong vận hành.

Nhà máy Portovaya LNG của Gazprom là một trong những dự án quy mô nhỏ khác đang được triển khai. Dự án có công suất 1,5 triệu tấn/năm, đặt ở tây bắc LB Nga và dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Không quên nhắc đến dự án có quy mô tương đối lớn khác của tập đoàn Novatek: Arctic LNG-2 với công suất 19,8 triệu tấn/năm đặt trên bán đảo Gydan. Dự kiến 3 dây chuyền xử lý và hóa lỏng LNG của dự án sẽ được đưa vào hoạt động lần lượt vào năm 2023, 2024 và 2026. Dự án Obsk LNG công suất 5-6 triệu tấn/năm của Novatek dự kiến vận hành thử nghiệm vào năm 2024, nhưng khác với dự án Arctic LNG-2, đến nay dự án này vẫn chưa nhận được quyết định đầu tư chính thức (FID). Novatek hy vọng sẽ có quyết định đầu tư dự án này trong năm 2021, muộn hơn một năm so với kế hoạch ban đầu. Theo báo Kommersant có trụ sở tại Matxcơva đưa tin vào tháng 3, Novatek đang xem xét từ bỏ kế hoạch sử dụng công nghệ Arctic Cascade tại nhà máy Obsk LNG, do các khó khăn gặp phải tại dây chuyền số 4 của nhà máy Yamal LNG. Thay vào đó, dự án có thể sử dụng công nghệ hóa lỏng do tập đoàn Linde của Đức cung cấp.

Ngoài ra, còn có một số dự án khác được Chính phủ Nga dự báo có thể đi vào hoạt động trước năm 2030. Chẳng hạn như nhà máy Ust-Luga với công suất 13,3 triệu tấn/năm của tập đoàn Gazprom ở tây bắc LB Nga với thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2024-2025. Tuy nhiên, dự án này cũng vấp phải khó khăn khi Gazprom và đối tác Rusgazdobycha gần đây đã hủy bỏ hợp đồng EPC nhà máy xử lý khí với nhà thầu Nipigaz của Nga. Theo Gazprom giải thích, tập đoàn muốn tối ưu hóa chi phí dự án. Trong khi Nipigaz lại cho rằng chủ đầu tư không thu xếp được tài chính cho hợp đồng, không quyết định được mức độ nội địa hóa thiết bị và công nghệ cho dự án. Nipigaz bổ sung rằng có các “khác biệt” trong cách đánh giá và chia sẻ rủi ro giữa các bên. Dù phải thay đổi nhà thầu, tập đoàn Gazprom khẳng định dự án vẫn đang được triển khai đúng tiến độ.

Tiếp đến là dự án Arctic LNG-1, dự kiến hoàn thành vào năm 2027, với công suất 19,8 triệu tấn/năm của tập đoàn Novatek và dự án Yakutsk LNG công suất 17,7 triệu tấn/năm ở vùng Viễn Đông Nga, do Công ty tư nhân Năng lượng và Nhiên liệu Yakutsk (Yatek) đầu tư phát triển. Nhà máy LNG Viễn Đông (Far East LNG) công suất 6,2 triệu tấn/năm của Tập đoàn Rosneft và Tập đoàn ExxonMobil cũng dự kiến được vận hành vào năm 2027-2028.

Các dự án khác như Arctic LNG-3 (19,8 triệu tấn/năm) và dự án mở rộng Sakhalin-2 (5,4 triệu tấn/năm) được Chính phủ đánh giá “có thể” hoàn thành trong thập kỷ tới. Gazprom cũng đang triển khai các bước ban đầu cho các dự án công suất 0,5-1,5 triệu tấn/năm và 1,5 triệu tấn/năm ở bờ Biển Đen và bờ biển Viễn Đông với thời gian hoàn thành ước tính trước năm 2025.

Đối với giai đoạn sau năm 2030, các dự án ở Bắc Cực sau đây có khả năng đi vào hoạt động: Tambey LNG (20 triệu tấn/năm) và Shtokman LNG (30 triệu tấn/năm) của Gazprom, Kara LNG (30 triệu tấn/năm) và Taymyr LNG (30-50 triệu tấn/năm) của Rosneft. Dự án mở rộng 10 triệu tấn/năm tại nhà máy LNG Viễn Đông cũng có thể đưa vào vận hành vào năm 2035.

Động lực đẩy mạnh xuất khẩu LNG tỷ lệ thuận với với mức độ hỗ trợ tài chính và các chính sách

Cuộc vận động đẩy mạnh xuất khẩu LNG của Nga thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hỗ trợ tài chính dự án và các chính sách của Chính phủ.

Dự án nhà máy Yamal LNG của tập đoàn Novatek đã được hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 12 năm 2017 trong ngân sách 28 tỷ đô la. Mặc dù dự án có tính kinh tế cao, nhưng tính kinh tế của dự án sẽ không thể được thực hiện hóa nếu không được nhà nước hỗ trợ. Ngoài phần lớn kinh phí do các cổ đông và bên cho vay Trung Quốc chi trả, dự án còn được Quỹ quốc gia Nga và các ngân hàng nhà nước đóng góp hơn 7 tỷ đô la. Bên cạnh đó, Chính phủ còn hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết.

Không những thế, trong 12 năm hoạt động hoặc cho đến khi sản xuất được 250 tỷ m3 khí, nhà máy Yamal LNG sẽ được hưởng các ưu đãi như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 13,5%; miễn thuế khai thác khoáng sản (MET) và thuế tài sản; miễn thuế xuất khẩu LNG và các loại thuế khác tại khu vực.

Theo Ronald Smith, chuyên gia phân tích tại BCS Global Markets, mức hỗ trợ này rất cần thiết cho các dự án trong tương lai vì các nhà sản xuất ở Nga bị đánh thuế rất nặng. Bộ luật thuế áp mức thuế rất cao trên từng đơn vị nhiên liệu được sản xuất, vì vậy để phát triển một lĩnh vực mới, Chính phủ Nga trước hết phải có các ưu đãi về thuế trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Ekaterina Rodina, chuyên gia phân tích tại ngân hàng đầu tư VTB Capital tại Nga cho biết, không phải tất cả các dự án LNG đều sẽ nhận được mức hỗ trợ tương tự như các dự án Yamal LNG và Arctic LNG-2. Dự án Baltic LNG ở Ust-Luga là một ví dụ. Dự án này không có mỏ khí mà phải mua khí khô từ tập đoàn Gazprom với một mức giá bao gồm thuế khai thác khoáng sản của nhà sản xuất khí.

Thông thường, các dự án dành được các ưu đãi thuế nhờ vào việc vận động hành lang. Qua đó lý giải tại sao chỉ có các công ty dầu khí lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Nga mới đề xuất các dự án (ngoại trừ dự án Yatek ở Viễn Đông). Theo Smith, các công ty khác phải đối mặt với “rào cản chính trị” và cần phải có một bảng cân đối kế toán phù hợp để kêu gọi được nguồn tài trợ cho dự án.

Tính đến nay, tập đoàn Novatek đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển LNG so với các tập đoàn Gazprom và Rosneft, vì quy mô Novatek tương đối nhỏ, quản trị doanh nghiệp tốt và ưu tiên chú trọng vào mảng LNG. Trong khi đó, Gazprom vẫn duy trì “văn hóa doanh nghiệp bảo thủ” và hầu như tập trung vào phát triển các dự án đường ống xuất khẩu. Cụ thể, song song với việc triển khai dự án LNG ở Ust-Luga, Gazprom đang tiến hành xây dựng đường ống dẫn khí thứ hai, mang theo một lượng lớn khí đi qua Mông Cổ và xuất khẩu sang Trung Quốc. Về phía Rosneft lại đang tìm cách mở rộng các lĩnh vực khác ngoài LNG, từ lọc hóa dầu đến các hoạt động thượng nguồn ở ngoài nước.

Hình 2. Tập đoàn Gazprom duy trì phát triển dự án đường ống dẫn khí xuất khẩu (Nguồn: Internet)

Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài phải đi, nhưng trong những năm qua, Nga đã đạt được một số tiến bộ trong việc nội địa hóa nhiều thiết bị và công nghệ để phát triển LNG. Rodina tin rằng Nga vẫn phụ thuộc đáng kể vào các công nghệ quốc tế trong các dự án LNG công suất lớn, nhưng đối với các dự án LNG quy mô vừa và nhỏ, Nga đã phát triển đội ngũ chuyên gia qua các dự án Vysotsk LNG và dự án Yamal LNG số 4 của mình.

Lược dịch: Nhi Đỗ

Nguồn: Joseph Murphy. April 19, 2021. Russia’s Grand LNG Designs. Gas in transition, Vol 6 Issue 7.

Chia sẻ: